MỞ CỬA HÀNG ĐIỆN CÔNG NGHIỆP CẦN NHỮNG GÌ?

Để setup một cửa hàng điện công nghiệp người bán cần chuẩn bị vốn bao nhiêu, mặt bằng thế nào, kinh doanh những mặt hàng gì… Tất cả sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây của Chint.

Sau 2 năm kinh tế gần như đình trệ bị ảnh hưởng nặng nề do dịch covid. Hiện nay các hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh đang từng bước hồi phục. Các nhà xưởng, khu công nghiệp, tòa nhà…tiếp tục được xây dựng, mở rộng. Theo đó, nhu cầu mua sắm thiết bị điện công nghiệp cũng tăng cao. Vì vậy, việc mở cửa hàng điện công nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển.

Tuy nhiên, để vận hành và phát triển cửa hàng điện công nghiệp không hề dàng. Do đó, trước khi mở cửa hàng điện công nghiệp cần nghiên cứu, cân nhắc kĩ lưỡng. Dưới đây Chint.com.vn xin chia sẻ một số lưu ý cần chuẩn bị trước khi kinh doanh cửa hàng điện công nghiệp:

1. Nghiên cứu thị trường xung quanh khu vực dự định mở cửa hàng điện công nghiệp

Điện công nghiệp khác với điện dân dụng. Thiết bị điện công nghiệp được dùng trong lĩnh vực công nghiệp, xí nghiệp, nhà xưởng, các tòa nhà, trung tâm thương mại… Bởi các thiết bị này đảm bảo việc hoạt động vận hành các máy móc lớn được thông suốt hơn. Vì vậy, nếu khu vực bạn định mở cửa hàng điện công nghiệp có nhiều nhà xưởng, xí nghiệp, nhà máy… đang vận hành và chuẩn bị xây dựng thì nhu cầu thiết bị điện công nghiệp cao hơn.

Tiếp theo, người đầu tư cần tìm hiểu nhu cầu khách hàng xem sản phẩm nào được sử dụng phổ biến, thuộc thương hiệu nào, do ai sản xuất, hàng nội hay hàng ngoại? Từ đó, lựa chọn sản phẩm phù hợp kinh doanh.

Không chỉ vậy, bạn cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong khu vực và cùng lĩnh vực. Họ đang kinh doanh mặt hàng gì, thương hiệu nào, sử dụng chính sách khuyến mại gì cho khách… Qua đó, bạn sẽ đúc kết được kinh nghiệm cho bản thân để việc mở cửa hàng điện công nghiệp thuận lợi hơn.

2. Mở cửa hàng điện công nghiệp cần chuẩn bị vốn bao nhiêu?

Tùy quy mô và các mặt hàng cũng như thương hiệu thiết bị điện công nghiệp bạn dự định kinh doanh mà bạn cần chuẩn bị số vốn ban đầu cho phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý cân đối kĩ lưỡng nguồn vốn, đặc biệt cần tính toán các chi phí cố định như:

  • Thuê mặt bằng kinh doanh
  • Chi phí sửa sang, setup cửa hàng như: bảng hiệu, sơn sửa, kệ để hàng, hệ thống điện nước…
  • Chi phí thuê nhân viên bán hàng, nhân viên bốc hàng…
  • Tiền nhập thiết bị điện
  • Chi phí xây dựng mối quan hệ, phát triển data khách hàng…

Mọi vấn đề chi tiêu cần được cân nhắc kĩ lưỡng và dự trù các kinh phí phát sinh trong quá trình triển khai. Vì vậy, nguồn vốn vững và tránh lãng phí trong quá trình xây dựng, vận hành cửa hàng điện công nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định thành công hay không.

3. Lựa chọn vị trí mở cửa hàng điện công nghiệp phù hợp

Do đặc thù riêng của mặt hàng thiết bị điện công nghiệp nên khi chọn vị trí cần lưu ý:

  • Chọn địa điểm mở cửa hàng điện công nghiệp nên ở nơi đông dân cư hoặc gần các khu công nghiệp, nhà xưởng, nhà máy.
  • Chọn địa điểm rộng, dễ nhìn, giao thông đi lại thuận tiện.
  • Không chọn địa điểm có nhiều cửa hàng kinh doanh mặt hàng này rồi. Bởi họ kinh doanh trước đã có tệp khách hàng ổn định sẽ khiến bạn khởi đầu kinh doanh gặp nhiều khó khăn hơn.

4. Cần lên danh sách mặt hàng kinh doanh cho cửa hàng điện công nghiệp

Khi tìm hiểu thị trường, phân tích đối thủ, bạn sẽ tìm ra được ngách phát triển cho cửa hàng điện của mình. Từ đó, bạn cũng biết được nhu cầu của khách hàng khu vực mình đang sống và lên được danh sách các thiết bị cần nhập. Dưới đây là một số sản phẩm thiết bị điện công nghiệp phổ biến:

  • Thiết bị khống chế: đóng cắt và điều chỉnh tốc độ chiều quay như cầu dao, hay các công tắc tơ…
  • Thiết bị bảo vệ: máy phát điện, lưới điện khi quá tải, sụt áp hay ngắn mạch như: rơ le, máy cắt, cầu chì.
  • Thiết bị tự động điều khiển từ xa: các thiết bị thu nhận và khống chế hoạt động của các mạch điện khởi động từ.
  • Thiết bị hạn chế dòng ngắn mạch: như cuộn kháng hay điện trở phụ.
  • Các thiết bị duy trì ổn định tham số điện: như ổn áp, bộ tự động và bộ điều chỉnh điện áp máy phát.
  • Thiết bị đo lường: như máy biến áp, máy biến áp dòng điện.
  • Các thiết bị máy vệ sinh công nghiệp: máy nén khí công nghiệp, máy bơm hơi,…

5. Trang bị kiến thức về thiết bị điện công nghiệp và xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp

Thông thường những người muốn mở cửa hàng điện công nghiệp là những người đã từng làm hoặc có kiến thức, hiểu biết cơ bản trong ngành kĩ thuật. Do vậy, để kinh doanh mặt hàng này, người bán cần trang bị cho mình những kiến thức về thiết bị điện, biết phân tích nhu cầu của khách, xây dựng tệp khách hàng mục tiêu… Không chỉ vậy, người bán cần hiểu về nguyên lý hoạt động, cấu tạo, chức năng… của từng thiết bị điện công nghiệp thì mới có thể tư vấn cho khách chính xác và hiệu quả.

Với rất nhiều công việc nêu trên, bạn không thể làm một mình. Vì vậy, cần xây dựng và đào tạo cho cửa hàng của mình những nhân viên kĩ thuật hiểu sản phẩm, nắm bắt nhanh nhu cầu của khách và có thể hỗ trợ khách khi cần.

Tìm nguồn hàng thiết bị điện công nghiệp uy tín ở đâu?

 Để tìm nguồn sỉ bắt đầu mở cửa hàng điện công nghiệp bạn không cần đi đâu xa, Công ty CP thiết bị điện Phạm Gia là địa chỉ uy tín chất lượng trên thị trường thiết bị điện công nghiệp hiện nay. Với 11 năm nhập khẩu chính ngạch và phân phối trực tiếp từ nhà sản xuất, Phạm Gia tự tin mang đến những sản phẩm thiết bị điện công nghiệp chất lượng nhất với giá thành hợp lý nhất cho khách hàng. Quý khách hàng có nhu cầu xin vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây.

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN PHẠM GIA

Địa chỉ: Lô 17B NO1A – Khu đô thị Sài Đồng – P. Phúc Đồng – Q. Long Biên – TP Hà Nội – Việt Nam

Hotline: 0986 262267.

Email: sale@kenhchinhhang.vn

Website: https://chint.com.vn/

Bài viết liên quan
0988 522 893