Aptomat chống giật là thiết bị bảo vệ trong mạch điện có khả năng phát hiện sự chênh lệch dòng điện đi và về để tự động ngắt điện khi có sự chênh lệch (chỉ số chênh lệch dòng điện cỡ mili ampe). Có thể hiểu là aptomat chống giật sẽ tự động cắt dòng điện trong các trường hợp cụ thể như có dòng rò đất hoặc khi có người bị điện giật. Bạn có thể thấy nhiều tên gọi khác của thiết bị này như: cầu dao chống giật, Aptomat chống rò dòng hay cb chống giật. Vậy aptomat chống giật hoạt động như thế nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Nguyên lý hoạt động Aptomat chống giật
Người ta cho 2 dây mát và lửa của dòng điện đi qua 1 cuộn cảm (cuộn dây) tên tiếng anh là ZTC ( Zero cureent transformer) . Đây giống như 1 cái biến thế thông thường với cuộn sơ cấp 1 vòng dây( chính là 2 dây mát và lửa đi qua tâm biến thế) và cuộn thứ cấp vài chục vòng dây, biến thế này to bằng cái nhẫn cưới. Như chúng ta biết: dòng điện đi ra ở dây nóng về ở dây mát ( và ngược lại: ra mát về nóng) là ngược chiều nhau, có nghĩa là từ trường biến thiên chúng sinh ra trong cuộn dây là ngược chiều nhau.
Nếu 2 dòng điện này bằng nhau, 2 từ trường biến thiên sẽ triệt tiêu nhau làm điện áp ra của cuộn thứ cấp biến dòng = 0. nếu điện áp qua 2 dây bị dò, dòng điện trên 2 dây khác nhau,hai từ trường biến thiên sinh ra trong cuộn dây khác nhau làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trên cuộn dây, dòng điện này được kiểm tra xem có lớn hơn dòng rò an toàn không? Nếu lớn hơn tỉ dụ là 30 mA thì thiết bị sẽ cấp điện cho triac cấp điện cho cuộn hút của Aptomat.
Các chức năng đi kèm khác: Aptomat chống giật trong hệ thống điện có thể được tích hợp với aptomat ngắn mạch thông thường và bộ phận dập hồ quang, nếu dùng át này, các bạn không cần lắp thêm Aptomat thường nữa nhưng loại này ít. Trên thị trường đa số toàn át chống giật không có chức năng bảo vệ quá dòng:
– Ứng dụng: Aptomat chống giật được nối cùng với át thông thường ở cầu dao tổng để chống dò dòng, bảo vệ người bị điện giật, chống sấm chớp, lắp ở bình nước nóng dùng điện, lắp ở những nơi cần có độ an toàn về điện cao, hay nơi dễ bị dò điện.
– Hình dáng bề ngoài: Aptomat chống giật có hình dáng giống át thường nhưng kích thước bằng hoặc to hơn 1 chút, ngoài nút gạt on off, át chống giật còn có thêm 1 nút test bên cạnh để kiểm tra xem Aptomat có làm việc tốt không, trên mặt aptomat có ghi các thông số: điện áp, dòng tải, thời gian tác động và dòng rò quan trọng nhất: 30mA hay 100mA.
Các lưu ý khi sử dụng Aptomat:
Tuyệt đối không dùng ở nơi ẩm ướt, nếu là bình nước nóng thì nên đặt ở ngoài nhà tắm, phải test trước khi dùng. Kiểm tra ít nhất 1 tháng 1 lần. khi mắc át chống giật, phía trên át là điện vào, phía dưới là điện áp ra tải, nếu đấu ngược sẽ chết át ngay khi có dòng dò.
Các hộ gia đình thì dòng tải tối đa là 40A (điện lực quy định) vì thế các bạn có thể chọn mua một aptomat tổng vừa có khả năng chống dòng quá tải, ngắn mạch vừa chống dòng rò để lắp ở nhà mình.
Sau bài viết này bạn đã có thể nắm sơ bộ qua nguyên lý hoạt động của thiết bị aptomat chống giật trong hệ thống điện rồi đúng không nào. Theo dõi chuyên mục tin tức hàng ngày để cập nhật những thông tin bổ ích khác nhé các bạn.